Đầu Tư Hàng Hóa Tương Lai: Hợp đồng tương lai hàng hóa là gì? - Đầu Tư Hàng Hóa, Hàng Hóa Tương Lai, Tư Vấn Đầu Tư, Ủy Quyền Ủy Thác Đầu Tư Lợi Nhuận Tốt

Header Ads

Đầu Tư Hàng Hóa Tương Lai: Hợp đồng tương lai hàng hóa là gì?

Hợp đồng tương lai hàng hóa trong tiếng Anh gọi là Commodity Futures Contract.
Hợp đồng tương lai hàng hóa là loại hợp đồng tương lai (HĐTL) có tài sản cơ sở là các hàng hóa cơ bản thuộc nhiều nhóm khác nhau như nông nghiệp, năng lượng, kim loại…Tương tự như các sản phẩm HĐTL khác, hợp đồng tương lai hàng hóa cũng được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tập trung trên Sở giao dịch.
Các đặc tính của hợp đồng như quy mô hợp đồng, đơn vị yết giá, ngày giao dịch cuối cùng, ngày đáo hạn và phương thức đáo hạn sẽ được qui định cụ thể cho từng mã hợp đồng theo thông lệ của từng sở giao dịch nơi các hợp đồng này được niên yết.

Các loại hợp đồng tương lai hàng hóa phổ biến trên thế giới

  • Hợp đồng tương lai nông nghiệp
  • Hợp đồng tương lai năng lượng
  • Hợp đồng tương lai kim loại quí
  • Hợp đồng tương lai kim loại công nghiệp
  • Một số ứng dụng của hợp đồng tương lai hàng hóa
Giao dịch và giá trên thị trường hợp đồng tương lai hàng hóa tạo căn cứ tham chiếu chuẩn cho giá hàng hóa trên thị trường tài sản cơ sở => Đây cũng được coi là công cụ giúp xác lập giá hàng hóa hợp lí thông qua cơ chế giao dịch liên tục qua sàn giao dịch giữa bên mua và bên bán.
Quản lí rủi ro biến động giá: Sử dụng hợp đồng tương lai hàng hóa là phương thức hữu hiệu và phổ biến nhằm giảm thiểu rủi ro biên động giả.
Những người được hưởng lợi từ việc sử dụng hợp đồng tương lai hàng hóa để phòng ngừa rủi ro bao gồm các chủ trang trại, các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa, các nhà sản xuất, các công ty khai thác khoáng sản.
Trong một chừng mực nhất định, thông qua thị trường hợp đồng tương lai hàng hóa, các nhà sản xuất, xuất nhập khẩu có thể đoán được mức độ biến động giá hàng hóa trong tương lai, phần nào giúp họ giảm được sức ép từ những thay đổi bất lợi của giá nguyên liệu hay hàng hóa ở cả đầu ra lẫn đầu vào của chuỗi sản xuất – cung ứng.
Kết quả là, nhà sản xuất có thể giảm thiểu được những tác động tiêu cực của giá trên thị trường, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình, thậm chí chuyển tiếp những lợi ích này đến người tiêu dùng cuối cùng.
Hợp đồng tương lai hàng hóa đem lại cơ hội cho các nhà đầu tư tổ chức tài chính, quĩ phòng ngừa rủi ro (hedge funds)… kiếm được lợi nhuận từ những biến động giá của các loại hàng hóa đa dạng khác nhau mà không cần trực tiếp mua hay bán trên thị trường vật chất.
(Tài liệu tham khảo, Giáo trình Chứng khoán phái sinh & Thị trường chứng khoán phái sinh, NXB Lao Động)